Cách xác định kỳ kê khai thuế TNDN-Thu nhập doanh nghiệp
Đại lý thuế D&P xin chia sẻ Cách xác định kỳ kê khai thuế TNDN (Thu nhập doanh nghiệp) theo quý hay theo tháng theo Thông tư 151/2014/TT-BTC.
Cách xác định kỳ kê khai thuế TNDN
+ Kề từ kỳ khai thuế TNDN quý 4/2014 trở đi, doanh nghiệp không phải làm và nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo mẫu 01/A-TNDN hoặc 01/B-TNDN nhưng Căn cứ kết quà sản xuất, kinh doanh, Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế (Theo Điều 17 thông tư 151/2014/TT-BTC)
Những vướng mắc thường gặp: Tính số tiền thuế tạm nộp này như thế nào?
– Nếu công ty các bạn có bộ máy kế toán ổn định, và hàng tháng đã hạch toán, lên được số liệu của kế toán, thi rất đơn giản, các bạn chì cần nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, để xem doanh nghiệp mình lỗ, hay lãi, và tự xác định số thuế tạm nộp.
– Nhưng, có rất nhiều doanh nghiệp, chưa hạch toán kế toán được, mà chờ đến cuối năm mói nhập số liệu, và lên báo cáo. Vậy các bạn sẽ tính số thuế tạm nộp này như thế nào?. Và rất nhiều doanh nghiệp, căn cứ vào bảng kê mua vào, bảng kê bán ra, để tính số thuế tạm nộp. Căn cứ vào đó, đã đúng chưa, chúng ta cùng phân tích nhé.
- Về doanh thu: Các bạn căn cứ vào bảng kê bán ra, để xác định doanh thu. Trong trường hợp này, số doanh thu của các bạn sẽ là ok nếu công ty bạn không có phát sinh doanh thu về hoạt động tài chính, và thu nhập khác. Và nếu có, với giá trị nhỏ, cũng vẫn ok, vì đây chi là TẠM TÍNH
- Về chi phí: Các bạn có thể căn cứ vào tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào trên bàng kê hàng hóa dịch vụ mua vào của tờ khai thuế GTGT và bảng thanh toán lương hàng tháng, bảng trích khấu hao tháng trước, bảng phân bổ chi phí trà trước tháng trước, cộng với các khoán chi phí về hoạt động tài chính (nếu có), và chi phí khác (nếu có). Tuy nhiên, các bạn sẽ lưu ý đối với trường hợp trên bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào của các bạn, nếu có TSCĐ, CCDC thuộc loại phân bổ nhiều lần và các khoán chi phí trả trước, các bạn sẽ phải phân bồ các chi phí đó ra nhé. Và nếu trong bàng kê hàng hóa dịch vụ mua vào đó của các bạn, có hàng tồn kho, các bạn cũng phải trừ đi giá trị của hàng tồn kho vẫn đang tồn ờ trong kho nhé. Rất nhiều trường hợp, các bạn không phân bổ, và không trừ đi giá trị hàng tồn kho, dẫn đến chi phí rất cao. Nhưng đến cuối năm, khi hạch toán, và phân bổ, thi chi phí giảm đi nhiều. Và cũng có nhiều trường hợp, các bạn quên mất chi phí lương, không tính vào. Nhiều trường hợp có vẻ khó tin hơn, không biết lương là bao nhiêu để tính vào, vì chi phí lương là cuối năm mới cân đối, và mới tính.
Phạt đối với số thuế TNDN tạm nộp trong quý
+ Không phải làm và nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý, nhưng doanh nghiệp vẫn phái căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh để tạm nộp tiền thuế hàng quý. Trường hợp tồng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
<*> Trước đây, do không có quy định cụ thể về phạt đối với số thuế tạm nộp hàng quý, nên các doanh nghiệp thường khai số thuế TNDN tạm nộp hàng quý là không phải nộp, sau đó đến cuối năm khi làm quyết toán mới nộp tiền thuế TNDN. Nhưng, giờ đã có quy định rõ ràng, các bạn lưu ý nhé, cụ thể tính mức phạt như thế nào, xem tiếp ở ví dụ nhé:
Ví du 1: Đối với kỳ tính thuế năm 2015, Doanh nghiệp A đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phái nộp theo quyết toán là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng; như vậy chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đà tạm nộp trong năm dưới 20% thì doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu dồng đó vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định (Sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính). Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp số thuế chênh lệch này thi bị tính tiền chậm nộp theo quy định.
Ví du 2: Doanh nghiệp B có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tinh thuế năm 2015, doanh nghiệp đà tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.
- 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.
- Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.
Khi đó, doanh nghiệp B phải nộp số thuế còn phái nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng. Đồng thời, doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp (từ ngày 31 tháng 1 năm 2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phái nộp theo quyết toán, số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà doanh nghiệp chậm nộp thi doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1 tháng 4 năm 2016) đến ngày thực nộp số thuế này.
Trên đây là một số thông tin mà Đại lý thuế D&P chia sẻ về Cách xác định kỳ kê khai thuế TNDN (Thu nhập doanh nghiệp) theo quý hay theo tháng theo Thông tư 151/2014/TT-BTC
Top