GIỚI THIỆU Tôi là Nguyễn Thị Dung, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Đại Lý Thuế D&P Việt Nam. Lời đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Quý Khách hàng và Quý đối tác đã hợp tác và cùng phát triển với chúng tôi trong hơn 10 năm qua. Đại Lý Thuế D&P Việt Nam phát triển mạnh mẽ được như ngày hôm nay không chỉ là thành quả của sự hợp tác lâu dài và hiệu quả giữa các đối tác mà còn nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ quản lý và nhân viên Công ty. Chúng tôi tin rằng thành công của Công ty luôn gắn liền với sự hài lòng từ các Khách hàng của mình. Kính chúc Quý đối tác, khách hàng luôn luôn phát triển. Nguyễn Thị Dung
Quay về
Trang chủ

Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế


Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Đại lý thuế D&P xin chia sẻ một số nội dung về các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế ban hành theo thông tư 166 năm 2013 của Bộ Tài Chính

Kết quả hình ảnh cho Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế

1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo thông tư này quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

2. Các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về thuế (gọi chung là người vi phạm), không phân biệt cố ý hoặc vô ý đều bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế (sau đây gọi là Luật quản lý thuế), Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ nêu trên và theo quy định tại Thông tư này. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế gồm:

a) Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế.

b) Tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) có hành vi vi phạm hành chính về thuế.

c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

3. Các hành vi vi phạm hành chính về thuế, bao gồm:

a) Hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế:

  • Hành vi vi phạm quy định về thủ tục thuế: hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định
  • Hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định
  • Hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế
  • Hành vi vi phạm trong việc chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
  • Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn.
  • Hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

b) Hành vi vi phạm hành chính về thuế của tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan:

  • Hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế;
  • Hành vi không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
  • Hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; tài khoản của người nộp thuế nợ thuế tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế.

Top

Tin liên quan

Tạo bởi SlimWeb - Công cụ thiết kế web miễn phí