GIỚI THIỆU Tôi là Nguyễn Thị Dung, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Đại Lý Thuế D&P Việt Nam. Lời đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Quý Khách hàng và Quý đối tác đã hợp tác và cùng phát triển với chúng tôi trong hơn 10 năm qua. Đại Lý Thuế D&P Việt Nam phát triển mạnh mẽ được như ngày hôm nay không chỉ là thành quả của sự hợp tác lâu dài và hiệu quả giữa các đối tác mà còn nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ quản lý và nhân viên Công ty. Chúng tôi tin rằng thành công của Công ty luôn gắn liền với sự hài lòng từ các Khách hàng của mình. Kính chúc Quý đối tác, khách hàng luôn luôn phát triển. Nguyễn Thị Dung
Quay về
Trang chủ

Những Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế


Những Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Đại lý thuế D&P xin chia sẻ một số nội dung về những nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo thông tư 166 năm 2013 của Bộ Tài Chính. Theo đó mọi cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi phạm hành chính về thế đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và việc sử phạt phải tiến hành nhanh chóng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.

Kết quả hình ảnh cho Những Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Những Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế

1. Theo đó, những nguyên tắc xử phạt hành chính về thế thì mọi hành vi vi phạm hành chính về thuế được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, công khai, minh bạch, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật.

3. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

4. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế do pháp luật quy định.

5. Một hành vi vi phạm hành chính về thuế chỉ bị xử phạt một lần, cụ thể:

a) Một hành vi vi phạm hành chính về thuế đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với hành vi đó.

Trường hợp, hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm thì áp dụng hình thức xử phạt với tình tiết tăng nặng theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Trường hợp, người nộp thuế bị ấn định thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử phạt theo quy định tại Thông tư này.

b) Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về thuế có dấu hiệu tội phạm đã chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã có quyết định khởi tố vụ án mà trước đó người có thẩm quyền xử phạt đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với hành vi đó.

c) Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính về thuế thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó.

Trường hợp cá nhân, tổ chức uỷ quyền cho tổ chức kê khai thuế, quyết toán thuế, căn cứ vào nội dung uỷ quyền nếu hành vi vi phạm thuộc trách nhiệm của tổ chức được uỷ quyền thì tuỳ theo mức độ vi phạm của tổ chức được uỷ quyền bị xử phạt theo Thông tư này.

d) Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về thuế hoặc vi phạm hành chính về thuế nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Trường hợp trong cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều loại thuế khác nhau thì người nộp thuế bị xử phạt về từng hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế đối với từng sắc thuế

Trường hợp, cùng thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì: hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi vi phạm thủ tục thuế với tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần

Trường hợp có hồ sơ khai thuế chậm nộp quá 90 ngày thuộc trường hợp xử phạt về hành vi trốn thuế thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

6. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm hành chính về thuế của cá nhân, tổ chức. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính về thuế.

7. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế.


Top

Tin liên quan

Tạo bởi SlimWeb - Công cụ thiết kế web miễn phí