GIỚI THIỆUTôi là Nguyễn Thị Dung, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Đại Lý Thuế D&P Việt Nam.Lời đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Quý Khách hàng và Quý đối tác đã hợp tác và cùng phát triển với chúng tôi trong hơn 10 năm qua. Đại Lý Thuế D&P Việt Nam phát triển mạnh mẽ được như ngày hôm nay không chỉ là thành quả của sự hợp tác lâu dài và hiệu quả giữa các đối tác mà còn nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ quản lý và nhân viên Công ty. Chúng tôi tin rằng thành công của Công ty luôn gắn liền với sự hài lòng từ các Khách hàng của mình. Kính chúc Quý đối tác, khách hàng luôn luôn phát triển. Nguyễn Thị Dung
Khấu trừ thuế GTGT của TSCĐ phục vụ hoạt động chịu thuế và không chịu thuế như thế nào là chính xác. Sau đây đại lý thuế Đông Dương phân tích và trả lời một các dễ hiểu theo các văn bản pháp quy về Khấu trừ thuế GTGT của TSCĐ phục vụ hoạt động chịu thuế và không chịu thuế.
♦ Căn cứ khoản 9 điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 :
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
a) Sửa đổi khoản 2 Điều 14 như sau:
“2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.
Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.”
b) Bổ sung khoản 14a vào Điều 14 như sau:
“14a. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định phục vụ cho sản xuất: phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác tiêu thụ trong nước không được kê khai, khấu trừ mà tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào thể hiện trên hóa đơn giá trị gia tăng, chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu phát sinh trước ngày 01 tháng 01 tháng 2015 đáp ứng điều kiện khấu trừ, hoàn thuế và thuộc diện hoàn thuế theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 và Thông tư này.”
♦ Căn cứ điều 9 thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 :
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ”.
♦ Căn cứ hoản 9 điều 14 thông tư 219/2013TT-BTC ngày 31/12/2013 :
9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
⇒ Như vậy DN chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ dùng cho HH, DV chịu thuế GTGT. DN phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ ; trường hợp không hạch toán riêng được thì phân bổ % doanh thu giữa chịu thuế, không phải kê khai tính thuế so với tổng doanh thu bán ra của HH,DV. Trường hợp hàng tháng , quý DN doanh nghiệp tạm phân bổ số thuế GTGT được khấu trừ, cuối năm DN thực hiện tính số phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào được tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.
Các bạn cho mình hỏi: Thuế GTGT đầu vào trong trường hợp sửa chữa văn phòng đi thuê có được khấu trừ không? ( Hợp đồng thuê nhà ký dài hạn, ghi rõ bên thuê được phép sửa chữa và bên cho thuê sẽ bồi thường chi phí sửa chữa nếu tự ý chấm dứt hợp đồng trước)TH1: Sửa chữa nhỏ như: sơn lại tường, lát lại gạch sàn nhà…TH2: Sửa chữa lớn - thay đổi kiến trúc của ngồi nhà: xây thêm một tầng…Cả hai trường đều có hóa đơn GTGT đứng tên công ty đi thuê nhà?
Trả lời :
Về thuế GTGT đầu vào và chi phí sửa chữ nâng cấp tài sản cố định đi thuê có được khấu trừ thuế GTGT, được tính vào chi phí được trừ hay không ? Đại lý thuế Đông Dương trả lời như sau :
♦ Thuế GTGT : Căn cứ khoản 3 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-TBC
3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
Điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT :
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
♦ Thuế TNDN : Khoản 2.16 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-TBC
2.16. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
Ví dụ 10: Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định trong 4 năm với số tiền thuê là: 400 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Chi phí thuê tài sản cố định hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên 100 triệu đồng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định: chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh, quyền sử dụng thương hiệu... thì các khoản chi này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa không quá 03 năm.
Trường hợp doanh nghiệp có góp vốn bằng giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu thì giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu góp vốn không tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
⇒ Như vậy về thuế GTGT trừ nằm trong các TSCĐ được nói rõ ở khoản 3 điều 14 không được khấu trừ thuế GTGT mà phải tính vào nguyên giá TSCĐ, chi phí thuế TNDN là chi phí được trừ và phải phân bổ vào chi phí trả trước nhưng tối đa không quá 3 năm.
Các anh chị cho em hỏi chi nhánh bên em hạch toán phụ thuộc khác tỉnh, có con dấu và mst riêng, không phát sinh doanh thu thì có phải làm báo cáo thuế giá trị gia tăng không ạ. Em cảm ơn nhiều.
Trả lời:
Căn cứ pháp lý
Điều 11. Khai thuế giá trị gia tăng
1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế
a) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.
Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, giao Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, massage, karaoke.
c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.
Đối với trường hợp người nộp thuế có dự án kinh doanh bất động sản ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính, có thành lập đơn vị trực thuộc (chi nhánh, Ban quản lý dự án…) thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh bất động sản.
Như vậy căn cứ vào tiết c khoản 1 điều 11 thông tư 156/2013/TT-BTC nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.
Các anh chị cho em hỏi chi nhánh bên em hạch toán phụ thuộc khác tỉnh, có con dấu và mst riêng, không phát sinh doanh thu thì có phải làm báo cáo thuế giá trị gia tăng không ạ. Em cảm ơn nhiều.
trả lời:
Căn cứ pháp lý
Điều 11. Khai thuế giá trị gia tăng
1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế
a) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.
Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, giao Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, massage, karaoke.
c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.
Đối với trường hợp người nộp thuế có dự án kinh doanh bất động sản ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính, có thành lập đơn vị trực thuộc (chi nhánh, Ban quản lý dự án…) thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh bất động sản.
Như vậy căn cứ vào tiết c khoản 1 điều 11 thông tư 156/2013/TT-BTC nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.
Anh chị cho em hỏi :
- Hóa đơn 1 : Bên bán đóng dấu treo không có chữ ký của giám đốc thì có hợp lệ không ạ? Có cần giấy tờ gì của bên bán về việc đóng dấu treo không ạ?
- Hóa đơn 2: công ty em đi du lịch lấy hóa đơn cáp treo. Bên cáp họ bảo hóa đơn bên họ là hóa đơn đặc thù nên không cần dấu. Em yêu cầu họ có văn bản để chứng minh không cần dấu thì bảo không có, bên họ từ trước đến nay vẫn xuất hóa đơn như vậy. Hóa đơn này có chấp nhận đc không ạ?
trả lời:
► Điểm d khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC :
d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
► Khoản 3 điều 4 thông tư 39/2014/TT-BTC
3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:
a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
- Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.
- Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
►Tại điểm 4 công văn số 17716/BTC-TCT ngày 27/12/2010 đã hướng dẫn vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 153. Bộ tài chính đã hướng dẫn về tiêu thức “dấu” trên hoá đơn. Thống nhất thực hiện trong tập đoàn; Tổng Cục Thuế chấp thuận đề nghị của Tập đoàn, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, bán sim, thẻ điện thoại, điện thoại… trên hoá đơn không nhất thiết phải có dấu của người bán.
=> Kết luận :
- Đối với hóa đơn đóng dấu treo thì nguời được ủy quyền được phép ký trực tiếp vào tiêu thức của người bán.
- Đối với hóa đơn tự in không có dấu và chữ ký người bán do đợn vị sử dụng số lượng lớn đã làm công văn lên cơ quan thuế quản lý thì hoàn toàn hợp lệ.
Cả nhà cho e hỏi cái mã số thuế của chi nhánh có dấu gạch ngang ở 3 số cuối thì có phải ghi cả dấu ( - ) lên tờ hóa đơn và có thông tư nào quy định viết và ko viết dấu ( - ) không ạ. Đại lý thuế Đông Dương xin trả lời và các bạn tham khảo bài viết phía bên dưới.
trả lời:
► Điều 4 thông tư 95/2016/TT-BTC về hướng dẫn đăng ký thuế.
1. Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
2. Mã số thuế được cấu trúc như sau:
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 - N11N12N13
Trong đó:
- Hai chữ số đầu N1N2 là số phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định theo danh Mục mã phân Khoảng tỉnh (đối với mã số thuế cấp cho người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, nhóm cá nhân và cá nhân kinh doanh) hoặc số không phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế (đối với mã số thuế cấp cho các cá nhân khác).
- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong Khoảng từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang là ký tự để phân tách nhóm 10 số đầu và nhóm 3 số cuối.
3. Mã số doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ là mã số thuế theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
► Điểm b Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC :
b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”
Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.
Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày.
=> KẾT LUẬN : Khi lập hóa đơn GTGT phải ghi đúng mã số thuế của người mua và người bán, dấu "-" trên mã số thuế của đơn vị phụ thuộc cũng là một ký hiệu bắt buộc phải ghi trên hóa đơn .
01/02/2020
Dịch vụ tư vấn thuế cho Doanh Nghiệp Dịch Vụ Tư vấn pháp luật về thuế Doanh NghiệpVới đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thuế, tài chính
01/02/2020
Dịch vụ Lập hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới Đối với bất kì doanh nghiệp từ khi mới bắt đầu thành lập thì đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Với một doanh nghiệp mới, các vấn đề
01/02/2020
Dịch vụ lập hồ sơ (BCTC) quyết toán thuế BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ (V/v: Rà soát, tư vấn và hoàn thiện sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính) Dịch vụ 04. Lập hồ sơ (BCTC) quyết toán thuế D&PÁp
01/02/2020
Dịch vụ Đại lý thuế tại D&P Với chức năng là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế, Đại lý thuế D&P giúp doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm trong hoạt động kinh doanh của mình cũng như
01/02/2020
Quản lý rủi ro về thuế Dịch vụ quản lý rủi ro về thuếNội dung dịch vụ: Tư vấn tổng quát về hệ thống sổ sách, chứng từ; Ước tính mức độ rủi ro về thuế để thông báo cho doanh nghiệp;
01/02/2020
Dịch vụ tư vấn thuế tại Đại lý thuế D&P Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, Thuế luôn là lĩnh vực luôn nhận được quan tâm của các chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp để có thể
* Thông tin của quý khách luôn được bảo mật.