GIỚI THIỆU Tôi là Nguyễn Thị Dung, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Đại Lý Thuế D&P Việt Nam. Lời đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Quý Khách hàng và Quý đối tác đã hợp tác và cùng phát triển với chúng tôi trong hơn 10 năm qua. Đại Lý Thuế D&P Việt Nam phát triển mạnh mẽ được như ngày hôm nay không chỉ là thành quả của sự hợp tác lâu dài và hiệu quả giữa các đối tác mà còn nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ quản lý và nhân viên Công ty. Chúng tôi tin rằng thành công của Công ty luôn gắn liền với sự hài lòng từ các Khách hàng của mình. Kính chúc Quý đối tác, khách hàng luôn luôn phát triển. Nguyễn Thị Dung
Quay về
Trang chủ

Hướng dẫn quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội


Hướng dẫn quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Đối với các cơ quan Bảo hiểm các cấp thực hiện quá trình thu và quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì thực hiên hàng năm thì thực hiện như thế nào? Đại lý thuế D&P xin chia sẻ Hướng dẫn quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội  theo quyết định 959/QĐ-BHXH

Hướng dẫn quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTNKết quả hình ảnh cho Hướng dẫn quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

1.1 BHXH tỉnh, huyện có trách nhiệm:

  • Lập danh sách các đơn vị trên địa bàn; thông báo, hướng dẫn đơn vị kịp thời đăng ký tham gia, đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Định kỳ 3 tháng hoặc đột xuất, báo cáo UBND cùng cấp, cơ quan quản lý lao động địa phương tinh hình chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị trên địa bàn. Các trường hợp đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN: không đăng ky tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN không đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH lập biên bản, kiến nghị xử lý theo quy định.

1.2 Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao két đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

1.3 Người lao động làm việc theo HĐLĐ trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thi đóng BHXH, BHYT, BHTN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ. Tiền lương ghi trong HĐLĐ phụ thuộc vào chế độ tiền lương mà đơn vị thực hiện đói với người lao động:

  • Nếu thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Theo Khoản 1, Điều 6;
  • Nếu thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định: Theo Khoản 2, Điều 6.

1.4 Đối với người lao động nghỉ việc, di chuyển, phải thu hồi thẻ BHYT còn hạn sử dụng của người lao động (trừ trường hợp chết; chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hằng tháng).

1.5 Đơn vị chuyển địa bàn, chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản phải đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động đến thời điểm di chuyển chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản để làm căn cứ chót sổ BHXH giải quyết chế độ cho người lao động.

1.6 Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.

Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để chốt sổ BHXH.

1.7 Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hcrp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

1.8 Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng.

2. Đối tượng chỉ tham gia BHYT

2.1 Cơ quan BHXH tỉnh, huyện phối hcrp với các cơ quan có liên quan tổ chức thống kê, lập danh sách; tổ chức thu, cấp thẻ BHYT cho đói tượng tham gia BHYT; định kỳ báo cáo với UBND cùng cấp về tinh hình thực hiện BHYT cho các đối tượng theo quy định của Luật BHYT và đề xuất các biện pháp giải quyết vướng mắc.

2.2 Người tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng di chuyển khỏi địa bàn tỉnh: cơ quan BHXH nơi người tham gia chuyển đến thu hồi thẻ BHYT cũ, cấp thẻ BHYT mới; đồng thời thông báo cho cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT cũ để điều chỉnh giảm số phải thu (Mẩu D61-TS);

2.3 Đối với trẻ em dưới 6 tuổi di chuyển khỏi địa bàn tỉnh:

Cha (mẹ) hoặc người giám hộ nộp thẻ BHYT cho cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH thu hồi thẻ BHYT, cấp giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (Mau số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 999/QĐ-BHXH ngày 24/9/2015 của BHXH Việt Nam). Trường hợp người tham gia không nộp thẻ BHYT tại tỉnh nơi cấp thẻ thì cơ quan BHXH nơi cấp thẻ mới thu hồi thẻ BHYT cũ và cấp thẻ BHYT mới; đồng thời thông báo cho cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT cũ để điều chỉnh giảm số phải thu (Mau D61-TS).


Top

Tin liên quan

Tạo bởi SlimWeb - Công cụ thiết kế web miễn phí